talawas | Nguyễn Bản - Trần Đức Thảo (2024)

Tư tưởngTriết học

bản để in Gửi bài này cho bạn bè

Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121

1.6.2004

Nguyễn Bản

Trần Đức Thảo - Sá»± ngÆ¡ ngác của người lữ hÃnh vất vả

Nhân đọc bÃi "Trần Đức Thảo, người lữ hÃnh vất vả" của Nguyá»…n Đình Thi trong Những người lao Ä‘á»™ng sáng tạo thế kỉ - Tập I, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Ná»™i, 2001

Bốn mÆ°Æ¡i năm kể từ quyết định trở về nÆ°á»›c cho đến lúc quay lại Paris (1952-1992) chính là quãng thời gian mà Trần Đức Thảo đã tá»± nguyện trải qua để "lÃm cho cuá»™c đời ăn nhập vá»›i triết học". Vá»›i tÆ° cách là má»™t người Marxist, ông đã góp phần căn bản trong việc cung cấp cho "vận Ä‘á»™ng hiện thá»±c" diá»…n ra suốt ná»­a cuối thế kỉ vừa qua tại Việt Nam má»™t biện minh triết học, má»™t cứu cánh luận mang tầm lịch sá»­ thế giá»›i. Cuá»™c vận Ä‘á»™ng nÃy, oái oăm thay, đã chà đạp không thÆ°Æ¡ng xót lên số phận cá nhân và tÆ° cách trí thức của ông. Vượt lên phạm vi của những hệ lụy chính trị, bốn mÆ°Æ¡i năm đó đồng thời cÅ©ng là hÃnh trạng lí thuyết của triết gia Trần Đức Thảo vá»›i mục tiêu "liên hợp được những cá»™i rá»… vật chất, sinh vật, lịch sá»­, xã há»™i của con người vá»›i ý thức tá»± do của nó" (Trần Đạo). HÃnh trạng tÆ° tưởng thuần lí nÃy, má»™t ngoại lệ đặc biệt trong lịch sá»­ tÆ° tưởng Việt Nam, về phần mình lại không in má»™t dấu ấn đáng kể nÃo lên đời sống tinh thần hay tác Ä‘á»™ng đến viá»…n cảnh của nó, khả dÄ© tạo ra má»™t lằn ranh truyền thống má»›i. Các tÆ° liệu sau đây: bÃi phát ngôn lập trường chính thức trên tạp chí "Học Tập" năm 1958 (Khắc ThÃnh), hồi ức của má»™t người đồng hÃnh trí thức có số phận may mắn hÆ¡n (Nguyá»…n Đình Thi), tiếng nói suy tÆ° của má»™t học trò cÅ© (Nguyá»…n Bản) và nhận định về sá»± nghiệp triết học của Trần Đức Thảo, nhìn từ mốc cuối cùng của cuá»™c đời ông ở Paris (Trần Đạo), là những mảng ghép đầy tÆ°Æ¡ng phản có thể gợi ra bức tranh toÃn cảnh của má»™t số phận và sá»± nghiệp đặc biệt. Bức tranh ấy, trong thời gian gần đây, có nguy cÆ¡ đã bị biến dạng bởi má»™t số thao tác tráo trở của "vận Ä‘á»™ng hiện thá»±c" trong giai Ä‘oạn tái địa phÆ°Æ¡ng hoá và hậu triết học triệt để của nó.

talawas

Không phải đợi đến khi là sinh viên trường Đại học Sư phạm Văn khoa, học bộ môn "lịch sử tư tưởng nhân loại" tôi mới biết giáo sư Trần Đức Thảo, mà từ năm 1952, tôi đã là một trong những người đón ông ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, trên đường ông về nước tham gia kháng chiến. Nhưng trong số hơn nghìn người mít tinh đón ông, có lẽ không nhiều người như tôi lại đã từng đọc bài viết rất xúc động của ông thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp bày tỏ nhiệt tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 -1945. Bài viết, đúng hơn là thư gửi về Tổ quốc được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương, in rất đẹp, giấy trắng tinh, chữ Cờ giải phóng màu đỏ tươi, in ở nhà in IDEO, Tràng Tiền, và theo tôi nhớ chỉ ra được sáu bảy số rồi thay bằng Sự thật của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

Ông Nguyễn Đình Thi viết: "Mấy năm sau, những ngày về Hà Nội, tôi được biết anh Trần Đức Thảo làm Trưởng khoa Trường đại học của ta", người ta cũng gọi ông là Chủ nhiệm khoa Sử! Chiếc thẻ sinh viên năm thứ ba ban Văn học năm học 1955-1956, tôi vẫn giữ làm kỷ niệm, với chữ ký của giáo sư Trần Đức Thảo với chức danh Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Văn khoa, một chữ ký giản dị, không kèm theo họ, chữ "t" ký như chữ "t" viết thường chứ không viết hoa, đủ chứng minh sự lầm lẫn của ông Thi. Vậy đó, giáo sư Trần Đức Thảo là Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Văn khoa bên cạnh giáo sư Phó Giám đốc Nguyễn Mạnh Tường chứ không phải là trưởng khoa.

[1]

Cũng xin nói thêm, "trường đại học của ta" trong câu trích của Nguyễn Đình Thi rất mơ hồ, cả nước (miền Bắc) lúc đó mới chỉ có ba trường đại học, Đại học Văn khoa do giáo sư Đặng Thai Mai làm giám đốc, Đại học Sư phạm khoa học, giám đốc là giáo sư Lê Văn Thiêm và Đại học Y dược khoa giám đốc là giáo sư bác sĩ Hồ Đắc Di. Tới khi hai lớp Văn ba và Sử ba chúng tôi tốt nghiệp tháng 7 - 1956, tháng Chín, tháng Mười năm đó mới có thêm ba trường đại học Tổng hợp, Bách khoa và Nông lâm.

Cái ấn tượng sinh viên lớp chúng tôi nhớ mãi là sau mỗi bài giảng, giáo sư Trần Đức Thảo thường nhún vai, khoát tay, nở một nụ cưới ngơ ngác như có ý nói: "Thế đấy, lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại nó như thế đấy, thật chẳng hề đơn giản chút nào!" Thầy dành nhiều thì giờ nhất để giảng về Hegel, và ở Hegel chủ yếu là hạt nhân duy lý: Cái gì có lý, cái ấy tồn tại, cái gì tồn tại, cái ấy có lý (ce qui a raison, existe, ce qui existe a raison). Có lẽ người lữ hành vất vả cũng như một số môn đệ của thầy ở lớp Văn ba chúng tôi suốt đời vẫn ngơ ngác về cái mệnh đề xem ra vô cùng đơn giản mà lại hóa ra hết sức phức tạp này, dẫu cả thầy và một số học trò đã phải đi thực tế ở nông trường hoặc hợp tác xã, ít nhất cũng dăm ba tháng, nhiều tới một vài năm để thể nghiệm cái mệnh đề đó.

Ông Nguyễn Đình Thi viết: "Những năm 60, tôi thấy anh Thảo vất vả nhiều, và anh còn gặp một nỗi buồn trong đời tư". Vất vả thì khỏi phải nói rồi. Một lần khoảng năm 66-67 gì đó, tôi thấy thầy ở chợ Hàng Da. Thầy đi chiếc xe đạp Peugeot con vịt, chúng tôi vẫn gọi đùa chiếc xe trẻ con Liên Xô thầy đi bằng cái tên như thế, vì người thầy cao lớn như Tây, đi chiếc xe trẻ con trông rất ngộ. Thầy đang mặc cả mua một bó củi nứa to bằng chiếc vỏ phích, nứa chẻ đôi xếp quay lưng vào nhau rỗng như một ổ rốc két. Tôi lặng lẽ quan sát người lữ hành mặc cả: "Hào rưỡi có được không?" "Cái ông này, củi nứa chứ báu ngọc gì mà nói thách". Cuối cùng, sau những ngày đi thực tế, chẳng biết đầu óc người lữ hành có thực tế hơn chút nào không, nhưng cũng đành chấp nhận giá hai hào, tuy chỉ mua một bó (có thể chỉ đủ tiền mua một bó, hay là vẫn hi vọng đun hết, mua ở chợ khác được giá hào rưỡi chăng?). Nhìn nét mặt ngơ ngác của thầy giữa cái có lý và đang tồn tại, tôi quyết định thôi không đến chào thầy nữa, thầy đi đằng thầy rồi, tôi đi đằng tôi. Lúc này, tôi đã bỏ nghề viết văn được ba bốn năm, lòng lại bỗng thấy trăm mối tơ vò, lại muốn vồ ngay lấy bút ngồi vào bàn viết.

Còn nỗi buồn riêng của thầy mấy năm cuối thập kỷ năm mươi lẽ ra chẳng nên khơi lại làm gì nhưng vì ông Thi đã đụng tới nó và nó lại có đoạn kết thúc hơi bi hài, ít người biết, thiết tưởng cũng nên nói ra. Nỗi buồn riêng, đó là đứa con mới sinh ít lâu bị chết, vợ bỏ đi lấy một người khác ở vị thế chắc chắn hơn, nhiều ánh hào quang hơn. Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chí đã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.

Nếu quả thực con người có linh hồn và sau khi chết đi, linh hồn vẫn còn tồn tại, tôi tin chắc linh hồn người lữ hành vất vả vẫn chưa hết ngơ ngác trước đoạn cảnh "Thế là finita la comedia" này. Kỷ niệm một chuyến đi Sài Gòn.

Các bài khác về/của Trần Đức Thảo trên talawas:

Trần Đức Thảo:

Niên biểu

, 24.4.2004
Michel Keil:

Tưởng niệm Trần Đức Thảo

, 24.4.2004
Đặng Phùng Quân:

Đọc lại Trần Đức Thảo

, 24.4.2004
Nguyễn Quyến:

Triết gia Trần Đức Thảo, người chiến binh của niềm hi vọng

, 26.4.2004

[1]

Không biết sự nhầm lẫn kia có cố ý không? Nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bài "Trắng án Nguyễn Thị Lộ" in trên báo Văn Nghệ số 7 năm 2003, số đặc biệt về Thơ, đã viết: "Năm Quang Thuận thứ 5 (1464) Lê Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho ông (Nguyễn Trãi - NB) truy phong chức ... tước Tán Trù Bá. Thật ra, tước mà Lê Thánh Tông phục phong cho Nguyễn Trãi vẫn còn kém một bậc phong cho Ông sau khi cuộc kháng chiến thành công (tước Quan Phục Hầu), đủ chứng tỏ giới cầm quyền không bao giờ chịu thừa nhận chúng có sai lầm".

Nguồn: Văn Nghệ số 44 ngÃy 1.11.2003

bản để in

talawas | Nguyễn Bản - Trần Đức Thảo (2024)

References

Top Articles
IBAN auf Fehler prüfen und Bankverbindung identifizieren
Getting oil, petroleum, and plastic | Guides Not Included
Funny Roblox Id Codes 2023
Golden Abyss - Chapter 5 - Lunar_Angel
Www.paystubportal.com/7-11 Login
Joi Databas
DPhil Research - List of thesis titles
Cooking Chutney | Ask Nigella.com
Shs Games 1V1 Lol
Evil Dead Rise Showtimes Near Massena Movieplex
Steamy Afternoon With Handsome Fernando
Which aspects are important in sales |#1 Prospection
Detroit Lions 50 50
Zürich Stadion Letzigrund detailed interactive seating plan with seat & row numbers | Sitzplan Saalplan with Sitzplatz & Reihen Nummerierung
Grace Caroline Deepfake
978-0137606801
Justified Official Series Trailer
Patrick Bateman Notebook
London Ups Store
Committees Of Correspondence | Encyclopedia.com
Pizza Hut In Dinuba
Jinx Chapter 24: Release Date, Spoilers & Where To Read - OtakuKart
How Much You Should Be Tipping For Beauty Services - American Beauty Institute
Free Online Games on CrazyGames | Play Now!
Sizewise Stat Login
VERHUURD: Barentszstraat 12 in 'S-Gravenhage 2518 XG: Woonhuis.
Jet Ski Rental Conneaut Lake Pa
Unforeseen Drama: The Tower of Terror’s Mysterious Closure at Walt Disney World
C&T Wok Menu - Morrisville, NC Restaurant
How Taraswrld Leaks Exposed the Dark Side of TikTok Fame
Dashboard Unt
Access a Shared Resource | Computing for Arts + Sciences
Speechwire Login
Restored Republic
3473372961
Craigslist Gigs Norfolk
Netherforged Lavaproof Boots
404-459-1280
Ark Unlock All Skins Command
Craigslist Red Wing Mn
School Tool / School Tool Parent Portal
D3 Boards
Jail View Sumter
Nancy Pazelt Obituary
Birmingham City Schools Clever Login
Trivago Anaheim California
Thotsbook Com
Vérificateur De Billet Loto-Québec
Vci Classified Paducah
Www Pig11 Net
Ty Glass Sentenced
Latest Posts
Article information

Author: Fredrick Kertzmann

Last Updated:

Views: 5477

Rating: 4.6 / 5 (46 voted)

Reviews: 93% of readers found this page helpful

Author information

Name: Fredrick Kertzmann

Birthday: 2000-04-29

Address: Apt. 203 613 Huels Gateway, Ralphtown, LA 40204

Phone: +2135150832870

Job: Regional Design Producer

Hobby: Nordic skating, Lacemaking, Mountain biking, Rowing, Gardening, Water sports, role-playing games

Introduction: My name is Fredrick Kertzmann, I am a gleaming, encouraging, inexpensive, thankful, tender, quaint, precious person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.